Bà bầu cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị ho cho bà bầu? Đây là vấn đề được khá nhiều mẹ bầu quan tâm. Hãy cùng chuyên mục, tìm hiểu kĩ hơn qua bài chia sẻ sau đây.
Nguyên nhân gây ho ở bà bầu
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường rất kém. Chính vì vậy, chị em thường rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Những căn bệnh này thường gây nên các triệu chứng khó chịu như đau nhức đầu, sổ mũi và nổi bật là ho. Nếu ho khan không quá nặng có thể không gây tác động xấu đến thai nhi. Nhưng, nếu biểu hiện ho kéo dài, ho do nhiễm trùng phổi hoặc hen suyễn gây ra. Lúc này, mẹ bầu nên hết sức thận trọng, bởi bệnh không chỉ gây phiền toái mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai.
Bà bầu bị ho có thể do các nguyên nhân sau đây gây nên:
- Viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm khuẩn: Triệu chứng ho có đờm đục hoặc sốt.
- Viêm long đường hô hấp trên do nhiễm siêu vi: Có thể sốt hoặc không, ho kèm theo triệu chứng sổ mũi và đau đầu.
- Ho do dị ứng với mùi lạ, lông thú cưng hoặc khói bụi
Ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ho là biểu hiện rất đỗi bình thường ở mẹ bầu. Tuy nhiên, ho nhiều có thể gây nên những ảnh hưởng như:
- Ho nhiều làm co thắt ở vùng ngực gây đau và tạo cảm giác mệt mỏi ở mẹ bầu dẫn đến tình trạng ngủ không được, chán ăn và suy nhược cơ thể khiến thai chậm phát triển.
- Ho liên tục kéo dài có thể kích thích tử cung co thắt mạnh dẫn đến động thai hoặc dọa sinh non ở những thai gần đủ tháng.
- Ho nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu nhiễm trùng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, trong trường hợp nặng có thể gây mất tim thai đột ngột.
Bà bầu cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người mẹ suy giảm do đó, tình trạng ho rất dễ xảy ra do các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Tuy bệnh này không nguy hiểm, có thể khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được điều trị đúng cách. Trong quá trình sử dụng các nhóm thuốc trị ho cho bà bầu, cần lưu ý như sau:
- Các mẹo dân gian chỉ phù hợp với chứng ho mới khởi phát, diễn tiến nhẹ, bà bầu không nên lạm dụng nếu bệnh nặng
- Không được tự ý sử dụng các nhóm thuốc Tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bà bầu cần đi khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ
- Không đổi thuốc, tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị
- Các bài thuốc Đông y hay bài thuốc dân gian hiệu quả tương đối chậm do đó cần kiên trì sử dụng đủ liều một thời gian dài
- Thường xuyên súc miệng, rửa mũi với nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng ho
- Mang mặc trang phục phù hợp với thời tiết, giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ họng khi thời tiết thay đổi
- ĐIều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả nhiều vitamin C
- Hạn chế các đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị
- Uống nhiều nước, có thể thay thế bằng nước ép hoa quả, hạn chế uống nước đá thường xuyên
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh trong thời kỳ mang thai.
Trên đây là một vài lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho cho bà bầu? Rất hi vọng, với bài chia sẻ vừa rồi, các mẹ bầu rút ra được nhiều kinh nghiệm để tự chăm sóc bản thân mỗi khi bị ho.
Nguồn tham khảo: thuochobophebaothanh.vn
Website: meohaysuckhoe.com.vn